Phần chiếc cốc có thể hình thành từ 7 đến 65 tuần, nhưng phổ biến ít nhất là từ 3 đến 6 tháng. Mức độ điều chỉnh phổ biến và bình thường từ đỉnh cốc xuống đáy cốc là từ khoảng 12%-15% đến 33%.
Khu vực đáy chữ U là quan trọng vì nó sẽ loại bỏ các nhà giao dịch yếu ớt và khiến nhiều nhà đầu tư khác chú ý đến cổ phiếu này. Một nền giá hoặc vùng củng cố tốt là khi có sự tham gia của các nhà đầu tư mạnh, những người ít có khuynh hướng bán ra trong đợt tăng giá tiếp theo.
Nên lựa chọn những cổ phiếu hình thành các nền giá với mức độ điều chỉnh ít nhất trong đợt điều chỉnh trung hạn của thị trường chung. Mức điều chỉnh cho phép thường là 1,5 đến 2,5 lần so với mức điều chỉnh của thị trường chung. Bất kể trong thị trường tăng giá hay giảm giá, một cổ phiếu sụt giảm nhiều hơn 2,5 lần so với mức giảm giá của thị trường chung được xem là quá rộng và lỏng để hình thành nền giá tốt, do đó không đán để quan tâm.
Như vậy cổ phiếu chỉ giảm 1-1.3 lần so với mức độ điều chỉnh của thị trường chung vẫn nên chấp nhận được. Vì vậy, bạn không nên vội vàng loại bỏ các mẫu hình chiếc cốc – tay cầm có độ sâu chiếc cốc trên 50% mà cần phải so sánh với thị trường chung.
Tay cầm thường hình thành trong hơn 1-2 tuần và có những phiên rũ bỏ (nghĩa là giá giảm xuống dưới đáy trước đó trong khu vực tay cầm nhưng sau đó kéo lên). Khối lượng nên giảm mạnh và xem như cạn kiệt thanh khoản ở gần các đáy của khu vực tay cầm.
Các phiên rũ bỏ là những phiên mà bạn thấy hình thành các cây nến như Doji chân dài, búa (hammer); hoặc Pin Bar (hay còn gọi là cái đuôi chuột túi)
Khi tay cầm xuất hiện, phần lớn nên được hình thành ở nửa trên chiều cao chiếc cốc (chiều cao chiếc cốc được tính từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất). Phần tay cầm nên nằm trên đường trung bình di động 50 ngày. Trong một thị trường tăng giá, một tay cầm tốt nên có mức độ giảm giá được giới hạn trong vòng 8%-12%
Khi một phiếu đang ở trong giai đoạn tích luỹ chờ bứt phá, nên có một vài khu vực giá được thắt chặt bên trong các mẫu hình hiến tạo. Trên đồ thị tuần, sựt hất chạt được định nghĩa là những biến động giá nhỏ từ đỉnh đến đáy của đồ thị tuần, hoặc trong vài tuần liên tiếp giá gần như không thay đổi hoặc giá đóng cửa tuần này nằm gần với giá đóng của tuần trước. Thường các nền giá (hoặc tay cầm) rộng vào lỏng thì sau khi tạo điểm phá vỡ, giá chỉ tăng được 5%-15% là thất bại và giảm giá trở lại.
Không cần thiết phải mua sớm hơn điểm phá vỡ để tiết kiệm vài xu nhỏ. Nếu đây là một cổ phiếu dẫn dắt thật sự và một xu hướng tăng giá thật sự, mua sau khi hình thành điểm phá vỡ vượt lên trên điểm pivot vừa an toàn và phần lợi nhuận vẫn còn rất hấp dẫn. Bạn nên để cho giá thể hiện sức mạnh và xác nhận trước khi mua vào. Thực sự, rất nhiều lần, hành động giá thiết lập mẫu hình chiếc cốc tay cầm mà không hề tạo điểm phá vỡ để vượt lên trên điểm pivot. Thay vào đó, cổ phiếu giảm giá mạnh và hạ gục các nhà giao dịch nôn nóng mua vào trước điểm phá vỡ.
Nếu bạn mua vượt quá 5%-10% so với điểm pivot, bạn rất dễ gặp phải các đợt điều chỉnh, tức mua đúng đỉnh của đợt điều chỉnh ngắn hạn hoặc trung hạn trong xu hướng tăng. Lúc này quy tắc cắt lỗ 7%-8% so với giá mua mà không có ngoại lệ sẽ buộc bạn phải bán cổ phiếu để cắt lỗ. Vì thế, cần tránh thói quan xấu là đỏi theo các cổ phiếu đã tăng giá quá cao so với điểm pivot.
Gần như tất cả các mẫu giá tốt đều có sự cạn kiệt thanh khoản trong một hoặc hai tuần ở vùng đáy của chiếc cốc và trong thời gian hình thành phần tay cầm. Điều này cho thấy lực bán đã suy kiệt và có ít lực cung đổ vào thị trường. Một cổ phiếu mạnh đang ở giai đoạn tích luỹ chờ bức phá luôn có điều này. Sự kết hợp giữa việc thắt chặt của hành động giá và cạn kiệt thanh khoản tại phần tay cầm thường là dấu hiệu tích cực, tức khả năng cao sẽ tạo điểm phá vỡ thành công và tăng giá mạnh.
Một manh mối khác cực kỳ có giá trị đối với các nhà đọc đồ thị sắc sảo là sự xuất hiện của những phiên đột biến khối lượng trên đồ thị ngày hoặc đồ thị tuần. Những tuần tăng giá mạnh với khối lượng lớn nên được theo sau bới những tuần giảm giá với thanh khoản cạn kiệt. (Ví dụ không liên quan tới mẫu hình cốc tay cầm lắm, mà giống nền giá phẳng bị rủ bỏ hơn.)
Khi nhận diện mẫu hình chiếc cốc tay cầm, mấu chốt là quan sát sự thắt chặt của giá và sự thay đổi của khối lượng. Tại đáy của chiếc cốc, khối lượng nên cạn kiệt cho thấy lực cung bị suy yếu. Trong bối cảnh giá thắt chặt và khối lượng thanh khoản cạn kiệt ở vùng đáy chiếc cốc, phân có khối lượng đột biết cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đã để ý đến cổ phiếu này và họ đang gom dần.
Tại tay cầm, thanh khoản tiếp tục cạn kiệt một lần nữa trong khi hành động giá thắt chặt để hình thành điểm pivot. Ghi nhớ, nền giá càng chặt càng tốt. Đà tăng giá sau khi mẫu hình hoàn thành mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào mức độ chặt của tay cầm. Nếu có những cú móc hoặc phiên rũ bỏ ở tay cầm thì càng tốt hơn nữa. Tay cầm rộng và lỏng, cũng như có hình dạng cái nêm hướng lên là dấu hiệu xấu.
Một tay cầm tốt nên nằm trên đường trung bình di động 50 ngày. Tại điểm phá vỡ vượt lên trên điểm pivot, khối lượng phải tăng đột biến. Sự đột biến của khối lượng cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đã gần như mua xong cổ phiếu mong muốn và đây là lúc họ muốn cổ phiếu “chạy giá”. Một nhà giao dịch sắc sảo sẽ nhận ra sau khi điểm phá vỡ xuất hiện, các thông tin tốt sẽ xuất hiện tràn ngập để ủng hộ cho đà tăng giá: lợi nhuận tăng đọt biến, doanh nghiệp trúng các gói thầy hoặc có đơn hàn lớn.
Đôi khi thời gian hình thành tay cầm vẫn có thể khá lớn và ngang bằng với thời gian hình thành phần cốc. Phần tay cầm đôi khi nằm cao hơn so với phần cốc, nghĩa là nếu chúng ta nối từ đỉnh phần cốc đến đỉnh phần tay cầm, thì nó có thể dốc lên chứ không phải nằm ngang hay dốc xuống như thường thấy. Một sai lầm thường gặp là các nhà giao dịch quên mất tiêu chí giá cần phải tăng tối thiểu 30% trước khi hình thành mẫu hình chiếc cốc tay cầm. Mẫu hình chiếc cốc tay cầm không xuất hiện ở vùng đáy mà là mẫu hình tiếp diễn xu hướng.